Friday, March 15, 2013

Những đặc sản làm từ dừa

Giải Khát
giải khát
Nước dừa để giải khát


         Ở Việt Nam rất nhiều nơi trồng dừa, với đủ các loại dừa dừa ta dừa dâu, dừa bị, dừa sáp, dừa cỏ…Nhưng đáng chú ý nhất là dừa xiêm xanh được trồng nhiều tại Bến Tre, mang lại hiệu quả kinh tế rất cao đối với người dân nơi đây.
          Dừa xiêm có đặc điểm nước uống không chua, ngọt thanh chính vì vậy mà có tên gọi khác là “dừa xiêm đường”. Quả dừa làm đồ uống giải khát và bồi bổ sức khoẻ rất tốt, vì chúng có nhiều đường Glucose, Fructose, Sucrose, chứa hàm lượng cao đạm, Vitamin B1 và các khoáng chất.

Chế biến kẹo dừa
keo dua
Kẹo dừa đặc sản của Bến Tre


         Từ lâu người Việt đã biết sử dụng dừa để làm kẹo, nhưng có lẽ nổi tiếng nhất về kẹo dừa vẫn là xứ dừa Bến Tre. Ban đầu người người dân nơi đây dùng làm quà tặng biếu cho bà con láng giềng khách quý mang đậm đặc trưng vùng miền thôn quê, do vị ngon đặc biệt mà nó đã trở lên nổi tiếng khi nhắc đến kẹo dừa người ta nghĩ ngay đến vị ngọt thanh, đậm và mùi thơm béo ngậy.
         Để làm ra kẹo dừa không thể thiếu dừa. Ấy vậy nhưng để tạo ra được vị đặc trưng của kẹo dừa Bến Tre thì phải dựa vào những kỹ thuật độc đáo của nghề. Yêu cầu rất khắt khe trong việc chọn nguyên liệu và công thức pha chế gia truyền của từng hộ gia đình. Trong mắt người trong nghề khi làm ra kẹo dừa dường như họ đang làm nghệ thuật.

Rượu dừa
ruou dua
Rượu dừa

         Rượu dừa là một trong những đặc sản lạ của Việt Nam. Cái hay của rượu dừa là không làm cho ai say được mà chỉ khiến người ta ngất ngây và phảng phất dư âm vị rất đặc biệt. Không phiêu du như rượu cần, không cày nồng như Bàu Đá, không mặn mà như rượu táo mèo, nhưng có nó hương của đất, của người, của cây dừa quê đến độ đậm đà. Uống không phải là để say men mà để say lòng, phảng phất dư vị. Rượu có vị ngọt mát với đặc trưng của trái dừa từng vùng, vừa nồng nàn, vừa thanh tao, dịu nhẹ.
         Giờ đây rượu dừa đã trở thành sản phẩm thương mại. Với vò rượu ngộ nghĩnh hình trái dừa, được đặt trong túi nhỏ hoặc giỏ trông rất độc đáo được người dân trên khắp cả nước yêu chuộng. Ngoài ra nó là một trong những loại rượu làm giàu thêm kho tàng các loại rượu của Việt Nam.

Bánh tráng Mỹ Lồng
bánh tráng
Bánh tráng Mỹ Lồng

         Là đặc sản đáng tự hào của người Bến Tre. Bánh tráng dừa Mỹ Lồng nổi tiếng vừa béo vừa xốp, khi đặt lên lò thì đã toả hương thơm ngây ngất. Bánh tráng Mỹ Lồng được chia làm ba loại, bánh đặc biệt gồm sữa, trứng gà, dừa, bánh tráng ngang thì chỉ có dừa không có sữa, một loại nữa là bánh sữa không dừa.

Củ hũ
củ hũ
Củ hũ


         Củ hũ dừa là phần non nhất trên ngọn cây dừa, nó được coi như “trái tim” của cây dừa. Khi người ta lấy là được một cái củ hủ dừa to, bên ngoài được bọc bằng cái mo xơ, trong là phần trắng, non và ngọt nhất của của hủ dừa. Người xứ dừa lấy phần này để chế biến món ăn dân dã nhưng độc đáo, thu hút nhiều khách du lịch. Có thể kể các món là từ củ hũ như củ hũ dừa xào lòng gà, củ hũ dừa chiên bánh xèo, củ hũ dừa xào tôm, củ hũ dừa bóp xổi, củ hũ dừa nấu tôm thịt, gỏi củ hũ dừa, canh củ hũ dừa nấu thịt viên, hoặc chỉ đơn giản là ăn sống.
Củ hũ dừa ngọt, mát dịu, là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, rất tốt cho sức khoẻ, tốt cho hệ tiêu hoá và chứa nhiều khoáng chất.

Cơm dừa
com dua
Cơm dừa


         Khi ăn bạn thưởng thức từng muôi nhỏ, nhai chậm rãi để thưởng thức mùi vị món cơm dừa, món cơm này có mùi thơm ngon của dừa xiêm, ngọt béo, hạt cơm thì bóng mượt. Cơm dừa một thời là món ăn cung đình Huế chỉ dành cho vua chúa.
          Khi làm cơm phải dùng gạo ngon nấu với nước dừa tươi. Cơm nấu chín được trộn với thập cẩm như lạp sườn, tôm, đậu petit-pois, thịt heo và chả Huế.
          Người ta dùng trái dừa xiêm vạt miệng đổ nước ra để nấu cơm, cho cơm thập cẩm trộn lẫn với trái dừa, sau đó đem đi hâm cách thuỷ, cho nóng lên, khói bốc nghi ngút. Khi ăn dùng nĩa, xúc trực tiếp vào trái dừa, ăn với nước chấm tương ớt. Lúc hấp cách thuỷ, cơm dừa vẫn để nguyên trong trái dừa, nhằm tăng độ thơm và cả chất béo của cơm dừa.

Mứt dừa
mứt dừa
Mứt dừa

         Mứt dừa là một loại mứt được làm từ cơm dừa, bao gồm cơm dừa được cắt mỏng thành sợi và đường cát trắng, khi muốn trang trí cho đẹp người làm có thể trộn thêm màu thực phẩm vào.
         Ai đã từng ăn mứt dừa đều không thể nào quên được cái cảm giác vừa non dẻo, ăn không ngọt hắc. Cuốn hút biết bao cô gái muốn thử làm mứt dừa một lầm trong đời để đãi người thân.

Thạch dừa
thạch dừa
Thạch dừa



         Thạch dừa được chế biến từ nước dừa sau quá trình lên men do tác động của vi khuẩn. Vì vậy tuy gọi là thạch nhưng thạch dừa không dùng rau câu để tạo vị dẻo. Thạch dừa có hình dạng màu trắng gần như trong suốt. Khi  pha thêm đường, thạch dừa có vị ngọt, được dùng như món tráng miệng hoặc trộn vào cách thức uống, cà rem, chè, da ua và cả đồ chua. Thạch dừa còn được dùng thay thế bột năng giả trân châu và loại bỏ tinh bột. 

(Theo trang tin Rượu dừa)