Tuesday, February 19, 2013

Rượu dừa xuất hiện ở thị trường Việt Nam có hai loại : Rượu dừa đóng chai (nguyên liệu chính từ nước dừa) và rượu trái dừa (Nguyên liệu chính từ trái dừa và mật dừa hoặc rượu nồng độ cao). Rượu trái dừa được giữ nguyên hình thù trái dừa thật, bên trong vẫn còn lớp cùi dừa (Cơm dừa) và bịt kín. Trong bài viết này muốn đề cập tới rượu trái dừa. Mục lục [ẩn] 1 Cách làm 2 Mùi vị 3 Cách thưởng thức 4 Bảo quản 5 Tham khảo [sửa]Cách làm Có hai cách làm rượu dừa phổ biến: 1. Lên men trong trái dừa từ các nguyên liệu chính: Mật hoa dừa, nước dừa, và cơm dừa. Tuy nhiên phương pháp này không phổ biến vì qui trình phức tạp và nguyên vật liệu không sẵn có. 2. Ngâm ủ trong trái dừa từ các nguyên liệu chính là rượu nếp thông thường có nồng độ cao,từ 48% Vol tới 60%Vol. Rượu được ngâm trong trái dừa ủ kín theo một qui trình kĩ thuật và thời gian nhất định trước khi xuất xưởng. [sửa]Mùi vị Rượu dừa có vị cay nồng, ngọt dịu, mùi thơm của men rượu kết hợp với mùi thơm của cốt dừa tạo nên cảm giác dễ chịu. [sửa]Cách thưởng thức Người ta có thể uống rượu dừa theo ba cách. Thứ nhất : Uống ở điều kiện bình thường. thứ hai: Uống nóng, bằng cách ủ nóng trong lò vi sóng từ ba tới năm phút hoặc nướng bằng lửa. Thứ ba : Uống lạnh, bằng cách ủ lạnh trước khi uống. [sửa]Bảo quản Rượu dừa phụ thuộc rất nhiều vào tính tự nhiên của lớp vỏ và lớp cơm dừa tự nhiên vì thế bất tiện cho việc bảo quản lâu. Phụ thuộc vào nhiệt độ nơi bảo quản mà trái dừa có thể giữ được nhanh hay lâu. Nhiệt độ càng nóng, rượu dừa dễ dẫn đến bay hơi (Hao rượu). Thời gian bảo quản từ ba tháng tới một năm, tùy thuộc vào nhiệt độ xung quanh. Tốt nhất là được giữ trong nhiệt độ tám độ C.